Hanbok được xem là lịch sử tồn tại lâu đời qua các thời kì nghèo khó đến hưng thịnh và bắt nguồn từ thời Cao Câu Ly (고구려). Cao Câu Ly là một quốc gia trong Tam Quốc (삼국) của bán đảo Triều Tiên ( từ 37 TCN -> 668). Theo dòng sự kiện, Hanbok đã được thay đổi phù hợp với thời đại hiện nay tuy nhiên vẫn duy trì được những nét tinh xảo truyền thống và mang theo ý nghĩa cao cả cho đến ngày nay. Trong những ngày khai quốc, Hanbok dành cho cả nam và nữ, bao gồm quần baji bó và áo jeogori có chiều dài đến eo. Hanbok là trang phục độc đáo của vẻ đẹp Hàn Quốc và chứa đựng tinh thần dân tộc của người dân Hàn Quốc – nơi những văn hóa, lễ nghi của tổ tiên còn tồn tại. Trang phục truyền thống của Hàn Quốc sẽ càng mang ý nghĩa sâu sắc hơn khi bạn càng tìm hiểu.

Người phụ nữ xưa mặc Hanbok lộ ngực nhưng vẫn thoải mái ra đường

Theo thời gian thì áo Jogori đã thay đổi rất nhiều về kích thước cũng như chiều dài của áo. Từ thế kỉ 16, áo Jogori rộng và dài khoảng 77cm nhưng đến thế kỉ 19 thì đã được thu hẹp và rút ngắn chiều dài áo chỉ còn khoảng 22cm. Vì vậy người phụ nữ Joseon đã dùng một lớp vải trắng để cuốn quanh ngực nhưng chỉ có kỹ sinh và tầng lớp thượng lưu mới dùng tấm vải này. Hanbok hở ngực được xem là niềm tự hào mà không phải người phụ nữ nào cũng mặc được. Thời kì Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc thì việc người phụ nữ sinh được con trai được xem là một năng lực và cũng chỉ có những người phụ nữ sinh con trai mới được Hanbok có Jogori ngắn trong đời sống hàng ngày. Vì vậy trang phục này minh chứng cho năng lực của người phụ nữ thời Joseon. Hơn nữa có nhiều bức ảnh người phụ nữ cùng chồng và những đứa trẻ trong côngviệc thường ngày qua đó có thể thấy người Joseon không hề coi cho Jogori ngắn là suy đồi đạo đức từ đó trở nên thịnh hành như một thời trang mới nhưng không phải mọi phụ nữ nào cũng đều mặc trang phục này.

Tranh “Đoan ngọ phong tình” tác giả Sin Yun Bok được mệnh danh “Họa sĩ gió”

Ngoài trừ phụ nữ lưỡng ban và kỹ sinh mặc Jogori ngắn với chiếc khăn trắng cuốn che phần ngực, một số phụ nữ thường dân cũng mặc Jogori “ cách tân “. Hanbok hở ngực trở thành niềm tự hào mà không phải người phụ nữ nào cũng có vinh dự được mặc. Bên cạnh đó, những ngày hè oi bức thì sữa mẹ cũng sẽ nóng hơn và không tốt cho trẻ nhỏ nên họ mặc như vậy cũng tiện để cho con bú sữa. Jogori tiếp tục bị teo nhỏ và phần đầu váy được kéo cao che ngực, phần thắt lưng dùng để cột ngang ngực, cố định váy. Có thể thấy đó được coi là biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, cũng như đức tính chịu thương chịu khó vì khi mải miết làm việc khiến áo bị kéo lên lúc nào không hay cũng là chủ đề phổ biến của tranh dân gian thời kì này. Nhưng cuối thời Joseon văn hóa phương Tây du nhập vào nên Hanbok hở ngực trở nên lỗi mốt và dần biến mất. Nhận thức của người dân được nâng cao do giao lưu văn hóa. Hanbok hở ngực nhanh chóng bị lỗi mốt” và dần mất đi trong sự phát triển. Trái với phần ngực người phụ nữ Joseon quan trọng nhất trên bộ phận của cơ thể là chân hoặc là phần đùi vì họ cho rằng đối với người phụ nữ việc lộ những bộ phận này là “hư hỏng” nét văn hóa của thời kỳ hộ cho sinh hoạt. Vì để chà đạp phụ nữ Nhật Bản đã dàn dựng bắt họ mặc áo hở ngực, lợi dùng những hình ảnh này của người phụ nữ làm hình ảnh thô tục trong nhưng tấm bưu thiếp, kích thích và khơi dục nhất ở bầu ngực người phụ nữ Joseon. Nhật Bản cố ý muốn biến những người phụ nữ thời Joseon trở thành đối tượng tình dục. Tuy vậy, những tấm ảnh xưa đôi khi chứng tích khiến người trẻ hốt hoảng khi nhìn thấy chúng tưởng gắn liền với phong tục cao đẹp, cả giai đoạn lịch sử đau thương của Hàn Quốc.

Hình ảnh được Nhật Bản xây dựng để chế giễu người phụ nữ Joseon

Xem thêm:https://dayhoctienghan.edu.vn/imcheonggak-ngoi-nha-co-da-ton-tai-hon-500-tuoi-o-andong/

Tự tin thành thạo tiếng Hàn với khóa học online. Chỉ từ 399k/khóa.

BẠN CẦN TƯ VẤN HỌC TIẾNG HÀN?

Vui lòng nhập thông tin dưới đây để được Tư Vấn & Hỗ trợ miễn phí về các Khóa học Tiếng Hàn cùng nhiều chương trình Ưu Đãi hấp dẫn dành cho bạn.