Samulnori là tên gọi chung của bốn nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc gồm: trống Buk, trống phong yêu Janggu, chiêng Jing và phèng Kkwaenggwar. Và từng loại nhạc cụ này đều mang một ý nghĩa khác nhau âm điệu khác nhau. Nhưng hòa quyện những âm thanh này lại tạo nên những bản nhạc đi vào lòng người.
Hình ảnh Samulnori trong quá khứ
Theo lời của nguời dân kể lại thì Samulnori chỉ xuất hiện ở các vừng nông thôn thôn. Khi những dòng nhạc hiện đại chưa xuất hiện thì những giai điệu Samulnori rất phổ biến với người dân. Những giai điệu này giúp cho người dân giải tỏa mệt mỏi sau những ngày đồng áng. Bộ gõ này cũng là nhạc cụ chủ yếu được chơi trong các lễ hội đặc biệt ở Hàn Quốc. Đặc biệt hơn vào ngày xưa nó được trong nghi lễ cầu mưa cho mùa vụ tốt tươi.
Ý nghĩa của từng loại nhạc cụ
Chính vì thế mà mỗi nhạc khí đều mang biểu tượng cũng như ý nghĩa khác nhau. Và mỗi nhạc cụ đều có những kích thước cũng như cách sử dụng khác nhau.
Trống Buk tượng trưng cho mây, trống buk có 2 loại đường kính khác nhau. Trống buk có đường kính 40cm được dùng để đệm khi hát chòi Pansori. Các nghi thức quan trọng trong hoàng cung hay chùa chiền ngày xưa thì người ta dùng trống buk đường kính 1m. Lúc chơi trống Buk người nghệ sĩ dùng bàn tay trái vỗ vào mặt trống làm bằng da, tay phải cầm dùi trống và đánh lên mặt da trống hoặc lại gõ vào cạnh trống. Gõ như thế thì những âm thanh phát lên sẽ đa dạng hơn.
Trống phong yêu Janggu tượng trưng cho mưa. Loại trống này được dùng trong mọi thể loại âm nhạc. So với trống Buk được nói ở trên thì trống phong yêu Janggu tạo ra nhiều âm thanh. Trống Janggu có hình dáng trông giống như một chiếc đồng hồ cát, phần giữa nhỏ thắt lại, hai đầu là mặt trống tròn, căng 2 loại da. Phần được vỗ bằng tay gọi là Gongpyeon, phần được gõ bằng dùi trống gọi là Chaepyeon.
Chiêng Jing tượng trưng cho gió. Còn phèng Kkwaenggwari tượng trưng cho sấm. Hòa tấu samulnori mà thiếu 2 nhạc khí này thì bản nhạc chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Chiêng Jing có đường kính khoảng 40cm phát ra âm thanh sâu hơn và trầm hơn. Còn phèng Kkwaenggwari thì có kích cỡ bằng 1/2 Jing nên phát ra âm cao và thanh hơn.
Samulnori trong cuộc sống hiện đại
Song bây giờ vì muốn lưu giữ và duy trì bộ nhạc khí truyền thống samulnori được sử dụng một cách rộng rãi hơn. Để Samunolri tiếp cận với mọi người một cách tự nhiên hơn nên đã thành lập các câu lạc bộ trống Samulnori, mở nhiều cuộc thi. Từ các trường tiểu học cho đến các trường đại học đều đưa Samulnori mỗi trường đều thành lập một câu lạc bộ riêng. Cũng nhờ thế mà Samunolri được bạn bè khắp năm châu cũng biết đến như một nét riêng truyền thống Hàn Quốc.
>> Xem thêm: Nghệ thuật gấp giấy Hàn Quốc – một trong 20 đặc trưng văn hóa của người Hàn
>> Xem thêm: Talchum – nghệ thuật múa mặt nạ ở Hàn Quốc