Hàn Quốc nổi tiếng là cái nôi của nền âm nhạc nhất Châu Á, Hàn Quốc được đón nhận rất nhiều sự ái mộ của mọi người từ khắp mọi nơi trên địa cầu, không chỉ được người hâm mộ biết Kpop mà còn được biết đến với những đặc trưng văn hóa độc đáo. “Xứ sở Kimchi” luôn là chủ đề cực hot ở vị trí thịnh hành top 1 trending, nhưng các bạn đã thật sự hiểu về đất nước “cực hot” này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng NEWSKY nhau tìm hiểu về Đại hàn dân Quốc nhé!
Lịch sử ra đời nhạc tế lễ tại Hàn Quốc
Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu) là di sản văn hóa quan trọng nhất trong nền âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc và vào năm 1964 đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể số 1. Jongmyo Jerye (nghi lễ cúng tế) và Jongmyo Jeryeak (nhạc tế tông miếu) là kiểu hình nghệ thuật truyền thống đa kết hợp tất cả đều giữa âm nhạc và múa tuy nhiên họ đã gìn giữ và bảo tồn 500 năm trong suốt quá trình phát triển đất nước.
Vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 5 để tỏ lòng kính trọng các vị vua và hoàng hậu của triều đại thời Joseon khi mất. Đây chính là nghi thức tổ tiên hoàng gia thường được tổ chức và được dựng bài vị tại Điện thờ Jongmyo hay còn gọi là ” Tông miếu ” để phản ánh thời kỳ xã hội cũ nghi thức đã đưa con người hướng tới đạo lý, giữ gìn những lễ nghi dù ở quá khứ hay hiện . Jongmyo Jeryeak có ba phần chính chủ yếu: âm nhạc, bài hát và điệu múa. Nhạc cụ truyền thống như Taak, Hyonak là 2 nhạc cụ được sử dụng rất nhiều để tạo nên sự nổi bật vừa rực rỡ vừa tôn kính nghiêm trang của các điệu múa Văn vũ (문무) và Võ Vũ (무무). Đối với người dân Đại-Hàn hôm nay việc Tế-Lể này nhằm nhắc nhở cho họ về truyền thống ” đạo-đức lễ-nghĩa “, kính trọng các bật tiên hiền, nhắc nhở sự tồn tại của nét đẹp truyền thống cũng như giáo dục cho con cháu phải nêu cao được tinh thần nghĩa quốc, tất cả đều đã tạo nên một nền văn hóa của Đại-Hàn đã được cả thế giới biết đến.
Người dân Hàn Quốc đã xem đây là “Tài sản văn hóa phi vật thể” quan trọng, thông qua các nghi lễ truyền thống vì để cầu nguyện cho đất nước Nam và Bắc Triều Tiên thống nhất, mong cho Đại Hàn hòa bình kết thúc chuỗi ngày đau khổ.
Nhạc tế lễ Jongmyo
Các thể loại nhạc tế lễ của Hàn Quốc
Jongmyo Jeryeak có 2 thể loại:
– Botaepyong (Bảo Thái Bình): là sự ca ngợi công đức và học vấn.
– Jeongdaeeob (Định Đại Nghiệp): tất cả ca ngợi chiến công điều binh khiển tướng của chư vị Tiên Đế.
Botaepyong thường được tấu ở đầu buổi tế lễ và kết thúc bằng Jeongdaeeob. Mỗi thể loại đều có sự riêng biệt nếu Botaepyong tạo cảm giác an bình, thì Jeongdaeeob lại làm dấy lên không khí hành tiến bằng nhạc khí chiêng Jing và kèn Taepyongso tất cả có 22 nhạc phẩm, mỗi thể loại có 11 bản.
– Munmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ Tông Miếu) du nhập từ Trung Quốc vào Hàn Quốc trong thời Cao Ly tuy nhiên lời và nhịp điệu của dòng nhạc này đơn giản hơn so với nhạc Jongmyo Jeryeak rất nhiều. Từ lâu Trung Quốc đã muốn phục chế lại văn hóa truyền thống nhưng do không bảo tồn được cội rễ và âm nhạc tế lễ của mình nên họ đang hòa nhập từ Hàn Quốc nhờ vào văn hóa tế lễ từ nước. Ngoài ra, nơi thờ cúng bài vị của Khổng Tử và các môn đồ Munmyo Jeryeak (Tế Lễ Văn Miếu) được diễn ra trong những dịp cúng tế tại Munmyo ( đền thờ Văn Miếu). Tuy vậy từ triều đại Joseon, những lời răn dạy của Khổng Tử rất được người dân Đại Hàn kính trọng và đề cao nên Munmyo Jehyang (Văn Miếu Tế Hương) cũng là một sự kiện vô cùng quan trọng.
