Sự ra đời của Jang Yeong-Sil chỉ được ghi lại trong phả hệ của gia tộc Jang và trong Biên niên sử triều đại Joseon. Theo những ghi chép này, cha của ông, Jang Seong-hwi, là thế hệ thứ 8 trong gia đình Jang. Jang Seong-hwi là con thứ 3 trong số 5 anh em trai và tất cả các anh em trước đây đều là bộ trưởng của Goryeo.
Không ngại về thân phận sự tài năng xuất chúng
Nhờ tài năng vốn có, Jang đã dẫn nước từ hồ chứa về cứu dân làng trong trận hạn hán năm 1400. Sau đó, Jang được vào cung nhờ sự tiến cử của quan tri huyện. Tuy nhiên, ông là con trai của một kỹ sinh có tầng lớp tận cùng trong xã hội.
Vị Vua Sejong là người đứng đầu và tạo dựng nên thời kỳ hưng thịnh của triều đại Joseon, cũng là người xem trọng và tìm kiếm nhân tài không phân biệt thân phận. Tiếng tăm của ông có cơ hội vào được triều đình ở Hán Thành (Seoul ngày nay), tại đây những thường dân được tuyển chọn sẽ thể hiện tài năng trước quốc vương và triều thần. Năm 1421, Sejong đã ban chức cho Jang Yeong-sil làm quan thái giám sau khi ông cùng các học giả trở về nước.
Jang giúp cho triều đại Joseon có nhiều sáng chế khoa học và những phát minh của ông đã giúp khoa học triều đại Joseon tiếp cận được với các nước láng giềng.
Những sáng chế đóng góp cho nước nhà của Jang Yeong-Sil
Thiên Văn học
Nhiệm vụ đầu tiên vua Triều Tiên Thế Tông giao cho Jang Yeong-Sil là chế tạo thiên cầu nghi để đo đạc các thiên thể. Sách vở thu thập được từ giới học giả Ả-rập và Trung Hoa không đầy đủ, bởi những thiết bị kiểu này có thể được dùng trong lĩnh vực quân sự. Sau hai tháng mày mò, cuối cùng Tưởng Anh Thực đã chế tạo được một thiết bị dạng cầu có độ chính xác ở mức trung bình. Đến năm 1433, một năm sau khi thử nghiệm đầu tiên, ông đã hoàn thành một thiết bị gọi là hỗn thiên nghi.
Hỗn Thiên Nghi
Hỗn thiên nghi này dùng bánh xe nước để làm quay quả cầu bên trong, nhờ đó có thể chỉ thời gian. Bất kể ngày hay đêm, cơ chế hoạt động này vẫn đảm bảo thiết bị chỉ ra vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao. Sau đó, ông phát minh ra khuê biểu (gyupyo, 규표), có thể đo thời gian thay đổi theo các mùa. Thiết bị này, cùng với đồng hồ mặt trời (nhật quỹ) và đồng hồ nước (thủy khắc), được đặt tại Khánh Hội Lâu thuộc Cảnh Phúc Cung và được các nhà thiên văn khác sử dụng. Thành tựu của Tưởng Anh Thực trong việc chế tạo thiết bị thiên văn đã góp phần tạo nên cột mốc vào năm 1442, khi các nhà thiên văn Triều Tiên hoàn thành công trình dự đoán chuyển động của thất chính (gồm Mặt Trời, Mặt Trăng và năm hành tinh) gọi là Thất chính toán (칠정산). Bộ lịch thiên văn này giúp các nhà thiên văn có khả năng tính toán và dự đoán chính xác tất cả các hiện tượng thiên văn quan trọng như là thiên thực và chuyển động của các vì sao.
Đồng hồ nước
Tam Quốc Sử Ký (삼국사기) chép rằng thời Tam Quốc đã thành lập một cơ quan chuyên giám sát việc sử dụng đồng hồ nước. Đồng hồ nước Triều Tiên gồm hai thùng chứa nước, nước từ trên cao chảy xuống phía dưới theo một tốc độ đo được. Mực nước chỉ ra thời gian trong ngày. Thiết bị này rất bất tiện vì lúc nào cũng cần người canh gác nhằm đảm bảo mỗi giờ một hồi trống được vang lên để báo giờ hiện tại cho mọi người biết.
Máy in ép bằng kim loại
Mặc dầu Thôi Doãn Nghi (최윤의) đã phát minh ra máy in ép đầu tiên trên thế giới vào năm 1234 dưới thời Cao Ly, Triều Tiên Thế Tông vẫn lệnh cho các nhà khoa học làm việc tại Điện Tập Hiền (집현전) chế tạo ra một máy in tốt hơn. Năm 1434, các nhà khoa học hoàn thiện thiết bị in ấn Giáp Dần Tự, làm từ hợp kim đồng-kẽm và chì-thiếc. Người ta nói rằng máy in Giáp Dần Tự in nhanh gấp đôi máy in cũ và cho ra bản in chữ Hán rất đẹp và rõ ràng. Trong vòng 370 năm tiếp theo, Giáp Dần Tự được tái chế tạo đến 7 lần.
Đồng hồ mặt trời
Phát minh đồng hồ nước của Tưởng Anh Thực truyền ra khắp đất nước, mặc dù chúng rất tốn kém. Đồng hồ mặt trời sẽ là một giải pháp thay thế rẻ hơn và dễ sử dụng hơn. Ông cùng các nhà khoa học Triều Tiên chế tạo chiếc đồng hồ mặt trời đầu tiên của Triều Tiên, gọi là Ngưỡng phủ nhật quỹ, có nghĩa là “chiếc đồng hồ mặt trời hình cái chảo ngẩng lên. Ngưỡng phủ nhật quỹ làm bằng đồng, bao gồm một “cái chảo” khắc 13 đường chỉ thời gian, bốn chân được gắn vào nhau bằng một đế hình chữ thập. Bảy đường khác cắt 13 đường kể trên theo các đường cong khác nhau để bù vào sự thay đổi theo mùa của Mặt Trời. Ngưỡng phủ nhật quỹ và các biến thế, chẳng hạn như Huyền châu nhật quỹ và Thiên bình nhật quỹ, được đặt ở các vị trí chiến lược, chẳng hạn như đường trục chính đông đúc người qua lại của các thành thị, để cho mọi người có thể biết được thời gian chính xác. Nhằm giúp người dân vốn thường không biết chữ, hình 12 con giáp được khắc ngay cạnh những đường báo thời gian. Không còn chiếc đồng hồ mặt trời của Đại Triều Tiên Quốc nào chế tạo dưới triều vua Thế Tông còn tồn tại đến ngày nay, tất cả đã bị phá hủy trong lần Nhật Bản xâm lược Triều Tiên (1592 – 1598).
Nghiên cứu vũ khí
Khi Thế Tông nhận được báo cáo rằng vũ khí cận chiến của Triều Tiên kém và nặng hơn vũ khí đồng loại của các nước lân bang, ông liền phái Anh Thực tới tỉnh Gyeongsang, nơi thời trẻ Anh Thực làm thợ rèn kim loại và vũ khí. Lúc Anh Thực còn là quan nô (nô lệ làm việc cho triều đình), ông đã học được nhiều về kỹ thuật luyện kim cũng như am hiểu địa lý của vùng này. Anh Thực khảo sát các nguồn kim loại sẵn có và đặc tính của chúng, rồi báo cáo nghiên cứu của ông cho Thế Tông và các tướng lĩnh, qua đó đóng góp vào sự phát triển của ngành quân khí Triều Tiên.
Thiết bị đo lượng mưa
Kinh tế Triều Tiên dưới thời Đại Triều Tiên Quốc vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, rất dễ bị tàn phá bởi các nạn hạn hán kéo dài hoặc xảy ra liên tiếp. Chính vì thế, cần có một cách quản lý nước tốt hơn. Mặc dù máy đo lượng mưa đã được sử dụng ở Hy Lạp cổ và Ấn Độ. Ông đã phát minh ra máy đo mưa đầu tiên của Triều Tiên vào năm 1441, gọi là Trắc vũ khí. Năm sau đó, máy đo mưa tiêu chuẩn với kích thước 42,5 cm (chiều cao) và 17 cm (đường kính) đã được công bố nhằm thu thập thông tin về lượng mưa trung bình hằng năm của tất cả các vùng của đất nước.
Thiết bị đo nước
Nhằm quản lý nước tốt hơn, Thế Tông lệnh cho các nhà khoa học tìm cách thông báo cho nong dân về lượng nước có sẵn. Năm 1441, Anh Thực phát minh ra máy đo nước đầu tiên trên thế giới, gọi là Thủy tiêu. Thiết bị này là một cột đá chuẩn được đặt giữa nơi chứa nước, nối liền với một cây cầu đá.
Xem thêm : Các mọt phim chắc chắn sẽ bất ngờ khi cuộc sống vườn trường không như những gì chúng ta xem.