Với 90 tác phẩm nghệ thuật, tổng tài sản trị giá ước tính lên tới con số 90 triệu đô. Những đường nét đơn giản, phối màu không sặc sỡ và chủ đề thường hướng đến nhân dân, thân phận người phụ nữ thấp hèn trong xã hội vô cùng giản dị mà họa sĩ Park Soo Keun lại dùng những điều ấy làm chất liệu cho các bức tranh tuyệt phẩm cho đến tận ngày hôm nay.
Tiểu sử danh họa Park Soo Keun
Ông sinh ra trong một gia đình không có gì ngoài điều kiện. Dù vậy, khi ông 7 tuổi, do việc làm ăn của cha bị thua lỗ nặng nề nên gia đình hết sức khó khăn. Dù được nhập học vào trường phổ thông đương thời (tương đương với bậc tiểu học hiện tại). Nhưng do túng quẫn nên ông không thể theo học lên các bậc cao hơn. Từ đó, tuy yêu thích hội họa nhưng ông cũng đành khép lại giấc mơ của mình…
Giải thưởng đầu tiên ông nhận là năm 1932, năm ông 16 tuổi. Đó chính là bức tranh màu nước có chủ đề “Xuân về”. Vốn không hài lòng với đam mê hội họa của con nhưng sau khi đoạt giải thì cha ông đã có cái nhìn nghiêm túc hơn về đam mê của ông. Từ lúc đó, Park Su Keun vừa làm việc tại nhà máy phần để phụ giúp gia đình, phần vừa trau dồi vẽ tranh dự thi và năm nào cũng được đề cử.
Thiên hướng nghệ thuật và sáng tạo
Thường trong các tác phẩm của ông có thiên hướng miêu tả những người phụ nữ trong tư thế lao động. Thời xưa đàn ông trong gia đình vẫn luôn tối mặt tối mũi lo kinh doanh, thân phận người phụ nữ thời ấy rất thấp kém và bị biệt đãi. Khi ấy mẹ của ông ốm nặng nhưng vẫn kiên cường cam chịu bệnh tật vì quán xuyến gia đình. Chính điều này đã tác động sâu vào phong cách và tư duy sáng tạo nghệ thuật của ông. Những người đàn bà trong các tác phầm của ông thường rất khiêm nhường, bị bỏ quên bên lề xã hội, nghèo khó, cơ cực cả đời nhưng lại mạnh mẽ, kiên trường.

Dưới đây là bức Bến giặt – 빨래터. Ông vẽ nên bố cục song song giữa các đường và người phụ nữ thứ 3 từ phải sang ở đúng bố cục 1/3, đây là bố cục nghệ thuật được cho là đẹp và cân đối nhất. Ngoài ra, góc cúi của các thân phận người phụ nữ không tên ấy vô tình đã đại diện cho biết bao số phận lầm than ngoài kia trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
Điều thú vị khác, đây cũng chính là nơi gắn với tình yêu lãng mạn của danh họa, ông đã gặp vợ mình tại đây. Vào tháng 5/2007, bức tranh này đã gây xôn xao dư luận khi trở thành tác phẩm có mức bán đấu giá cao nhất là 4 tỉ 520 triệu won, 1 con số chưa từng có trước đó.
Sự cách tân trong phong cách sáng tạo
Đến năm 1937, ông thay đổi từ sử dụng màu nước sang màu dầu, nét vẽ cứng cỏi hơn hẳn. Tranh phản ánh hiện thực hơn và thiên về nghệ thuật trừu tượng. Đến giữa thế kỷ 20, cùng dòng chảy thời đại, họa sĩ Park Soo Keun dần thoát khỏi hiện thực rập khuôn mà phát triển sang nhiều thể loại khác nhau. Họa sĩ chuyển hẳn sang chủ nghĩa trừu tượng, nơi ông có thể tự do thể hiện những ý tưởng của mình.
Điều bất ngờ rằng ông chưa từng tham gia bất kỳ một khoá học nào về hội họa. Với tài năng thiên bẩm, ông tìm thấy sự tự do trong sáng tạo đi cùng thời đại khiến tác phẩm của mình trở nên chân thực nhất. Với màu trắng, vàng óng thường phủ lên mặt lớp tranh một lớp dầu thật dày và để khô. Họa sĩ Park Soo Keun vẫn sẽ luôn là danh họa vĩ đại bậc nhất Hàn Quốc, con người dám phản ánh chế độ trọng nam khinh nữ, dám vẽ nên cái tủi nhục và cực khổ của người phụ nữ phong kiến.