Làn sóng Hallyu kể từ khi hình thành đến nay đã bước qua 3 giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn đều có nhóm nhạc tiêu biểu đại diện cho cả thế hệ và trở thành những “huyền thoại” của giới Idol Kpop Hàn Quốc
Kpop bắt đầu từ những năm 1990 và cho đến ngày nay càng được phát triển rộng rãi không chỉ ở Hàn Quốc mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới. Thế hệ này họ là bước đệm đặt nền móng thì Kpop thời kì 2007-2008 (Hay còn gọi là idol kpop thế hệ thứ 2) tạo bệ phóng đưa Kpop đến với toàn châu Á cũng như phát triển sang các nước vùng Âu – Mỹ, mở con đường tiếp cận đến nền âm nhạc lớn thứ 2 thế giới là Nhật Bản. Giúp cho các nhóm nhạc thế hệ thứ 3 có thể phát triển và tiếp cận khán giả toàn cầu một cách dễ dàng hơn.
Thế hệ đầu tiên ( H.O.T, S.E.S, SECHKIES, G.O.D)
Thoạt nhìn Kpop hiện tại vô cùng màu sắc và tráng lệ nhưng ít ai biết được, ở thời điểm những năm 1990 – 2000 hay còn được gọi là thế hệ đầu tiên, thế hệ đặt nền móng cho sự phát triển như vũ bão của các thần tượng Kpop sau này, lại là một bức tranh rất khác. Khi đó, thần tượng trở thành những cỗ máy hát, nhảy và được định hình hoàn hảo, không thể sống như người bình thường.
-
Những “vị vua” mở đầu cho văn hóa thần tượng Kpop
- Khởi đầu của làn sóng Kpop là những nhóm nhạc đến từ SM – H.O.T. Sự lớn mạnh của H.O.T vào thời điểm những năm 1996-2000 tại Hàn Quốc đã xây dựng nên làn sóng thần tượng Kpop và văn hóa hâm mộ sau này.
- Nối tiếp H.O.T là sự xuất hiện của một loại nhóm thần tượng khác như Sechkies, G.O.D, S.E.S, FinKL… Thời điểm này tuy không nhiều nhóm ra mắt nhưng đã có những nhóm thành công nhất tạo nên “thương hiệu” của thần tượng thế hệ đầu tiên. Họ là những cái tên làm nên lịch sử.
Những điều chưa biết về các thế hệ đầu tiên
- Hẹn hò là điều cấm kị: Cách đây 20 năm, đối với các thần tượng của thế hệ đầu tiên, hẹn hò là điều tối kỵ không thể chấp nhận. Chỉ cần vướng vào tin hẹn hò mà thôi, sự nghiệp của những thần tượng này sẽ lao dốc, bị fan quay lưng, tấn công bằng những điều kinh khủng nhất.
- Thần tượng nước ngoài bị cấm tuyệt đối: Ở thế hệ đầu tiên, tuyệt nhiên không bao giờ thấy sự xuất hiện của bất kỳ thần tượng đến từ nước ngoài. Kể cả khi người đó có dòng máu lai giữa Hàn và một đất nước khác, việc đưa những thần tượng này lên làm ngôi sao vẫn là một điều khó chấp nhận.
- Không có sự công nhận từ cộng đồng fan quốc tế: Idol Kpop thuộc thế hệ đầu tiên đến nay vẫn thường được xem như những huyền thoại không thể lãng quên trong lịch sử âm nhạc Hàn. Thế nhưng, những nhóm nhạc, nghệ sĩ thuộc thế hệ này lại chưa bao giờ được cộng đồng fan quốc tế công nhận.
- Là tầng lớp thấp kém trong xã hội: Nổi tiếng, giàu có và được biết đến, nhưng không phải người Hàn nào cũng coi trọng các thần tượng. Ở những năm 1990, việc trở thành Idol Kpop thường bị các phụ huynh cấm đoán vì được xem là một trong những nghề nghiệp thấp kém của xã hội, bị nhiều người phê bình và cười nhạo.
Thế hệ Idol Kpop thứ hai ( DBSK, SUPER JUNIOR, BIG BANG, SNSD, 2NE1, KARA,..)
Thế hệ thần tượng thứ 2 là thanh xuân của rất nhiều nhiều người trẻ hiện nay. Lần đầu tiên họ được tiếp xúc với một thứ âm nhạc chuyên nghiệp, tràn đầy màu sắc. Các thần tượng là những người hài hước, dễ mến, được đào tạo bài bản, biết cách khiến các fan phát cuồng vì mình. Thậm chí, cũng vì thần tượng mà rất nhiều người đã dành thời gian để tranh cãi bảo vệ họ, dành tiền bạc để mua album, xem concert,…
Nếu như thế hệ thứ nhất có bộ 3 nhóm nam H.O.T – Sechkies – G.O.D “làm mưa làm gió” thì thế hệ thứ hai cũng được DBSK, Super Junior và Big Bang tạo thành “làn gió” mới. Các nhóm này phát triển cực thịnh vào giai đoạn 2007-2009 và mở ra nhiều hướng đi mới cho làn sóng Kpop.
Đối với DBSK, Chỉ sau 5 năm, DBSK đã trở thành một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất tại các quốc gia Châu Á, và là một trong những ban nhạc điển hình của Kpop hiện nay. DBSK được mệnh danh là “Những Ông Vua Kpop (Kings Of Kpop)”. Không như đời thần tượng đầu tiên chỉ tập trung vào nền giải trí trong nước, các nhóm thần tượng giai đoạn này đã bắt đầu tấn công ra thị trường quốc tế. DBSK là nhóm nhạc tiên phong trong phong trào Nhật tiến, Super Junior mở rộng ra thị trường Trung Quốc và Big Bang thì lại được yêu thích tại châu Âu.
Thế hệ thứ ba (EXO, BTS, IKON,TWICE,..)
Thế hệ idol Kpop thứ ba có nhiều khác biệt so với hai lớp đàn anh đàn chị đi trước về mặt hoạt động, tên tuổi.
Đối với EXO, nhóm nhạc 12 thành viên được chia làm hai đội hoạt động ở thị trường Hàn Quốc (EXO -K) và Trung Quốc (EXO-M).
Âm nhạc của EXO được xây dựng giữa âm thanh hiện đại, phối hợp với nguồn gốc âm nhạc từ các thế hệ đàn anh đi trước để sáng tạo ra một sản phẩm thời thượng nhưng vẫn giữ được tính nguyên bản. Bên cạnh vũ đạo tinh tế, EXO được xây dựng hình ảnh trên sân khấu hào nhoáng gồm những vũ đạo trình độ cao với các động tác vũ đạo điêu luyện. Ngoài EXO còn có những nhóm nhạc thành công không thua kém gì EXO như : BTS, IKON,…