Hàn Quốc là một quốc gia tự do về tôn giáo, Vì vậy, hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều có mặt tại đây và cụ thể như thế nào thì hôm nay cùng dayhoctienghan tìm hiểu về tôn giáo ở Hàn Quốc nhé!
1. Sơ lược về tôn giáo Hàn Quốc
Tôn giáo Hàn quốc đa dạng phong phú gồm những tôn giáo như: Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo ( Kito giáo, Cơ Đốc giáo),… Các tôn giáo này tồn tại song song, bình đẳng và chi phối lẫn nhau, trau dồi cho nhau và hài hòa với những tín ngưỡng dân gian.
Từ ngày xưa, người Hàn Quốc tin vào thần thánh và tôn sùng cái vị thần tự nhiên như : Thần không gian, Thần đất, Thần nước và những vị Thần vô danh,… Họ tin rằng mọi vật đều xó linh hồn. Do đó mà người Hàn Quốc thường xuyên tổ chức các lễ hội theo mùa để phục vụ cho hoạt động nông nghiệp.
Ngày nay, con người thờ cúng tổ tiên và sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại về thời nguyên thủy các bộ tộc xa xưa.
Do đặc trưng về vị trí địa lí và lịch sử từng vùng miền khác nhau. Nên sự phân bố cộng đông tôn giáo cũng khác nhau. Hiện nay sự phân bố các tôn giáo như sau:
2. Các tôn giáo phổ biến ở Hàn Quốc
Phật giáo – tôn giáo đầu tiên khởi nguồn tư tưởng văn hóa
Trong các đạo giáo ở Hàn Quốc, Phật giáo là tôn giáo đầu tiên du nhập vào đây và có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Hàn Quốc.
Du nhập vào Hàn Quốc năm 372 với hàng chục ngàn đền chùa trên khắp toàn quốc. Phật giáo đã mang lại một sự chuyển biến lớn trong đời sống tôn giáo của người dân Hàn Quốc cũng như trong nhiều lĩnh vực khác của văn hoá.
Ngày nay, đạo phật đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Hàn Quốc. Những ai theo đạo Phật ở Hàn Quốc đều bị ảnh hưởng sâu sắc bầu không khí thanh bình của đạo phật và họ đi lễ rất đều đặn. Hầu hết các ngôi đền chùa đều nằm trên các vùng núi đẹp và được nhiều khách tham quan. Ngày lễ Phật Đản ở Hàn Quốc cũng là ngày Quốc lễ và đc tổ chức trên toàn quốc.

Nho giáo
Do Khổng Tử sáng lập vào thế kỷ thứ 6 TCN. Có mặt ở Hàn Quốc những năm đầu của triều đại Joseon (1392-1910). Những người theo đạo Nho Giáo tin rằng linh hồn của tổ tiên có ảnh hưởng đến những hậu duệ của họ sau này. Vì thế họ luôn cố gắng tìm một ví trí đẹp để thờ tổ tiên.
Ngày nay, những nghi lễ của Nho Giáo đã mai một dần. Thay vào đó là các nghi lễ ma chay. Vì đô thị, nhà máy mọc lên ngày càng nhiền nên người Hàn Quốc hiện đại chọn hoả táng.

Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên chúa được truyền bá vào Hàn Quốc vào thế kỷ XVII. Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Số lượng các tổ chức cứu tế và các phái đoàn truyền giáo đạo Thiên Chúa không ngừng tăng lên. Giáo hội Công giáo Hàn Quốc ngày càng phát triển. Và hệ thống phẩm trật được thiết lập chính thức vào năm 1962.
Ngày nay Thiên Chúa giáo đã trở thành 1 tín ngưỡng quan trọng ở Hàn quốc.

Đạo Tin Lành
Đạo tin lành ở Hàn Quốc chủ yếu do người truyền giáo nước ngoài. Nổi trội là người Bắc Mĩ, truyền bá vào Hàn Quốc năm 1884 và lan rộng khắp cả nước.
Đạo Tin Lành được đón nhận rộng rãi ở Hàn Quốc thông qua giáo dục và các dịch vụ y tế. Sự lớn mạnh chưa từng có của các nhà thờ đạo Tin lành ở Hàn Quốc đã dẫn đến những hội nghị nghiên cứu kinh Thánh trên quy mô lớn năm 1905.
Đạo Tin Lành được mọi người chào đón nồng hậu. Đối với người dân Hàn Quốc đạo Tin Lành không chỉ như một tín ngưỡng mà còn vì ý nghĩa chính trị, xã hội, giáo dục và văn hoá của nó.
Hồi giáo
Du nhập vào Hàn Quốc ở thế kỷ XX. Lễ khánh thành đạo Hồi được tổ chức vào tháng 9 năm 1955 sau khi bầu Imam (lãnh tụ Hồi giáo) đầu tiên người Hàn.
Hội Hồi giáo Hàn Quốc được mở rộng và được tổ chức lại thành Liên đoàn Hồi giáo Hàn Quốc năm 1967. Nhà thờ Hồi giáo trung tâm đặt ở Seoul năm 1976.
Sau đó, thánh đường tại các thành phố lớn như: Busan, Daegu, Cheonju, Gwangju, Ansan, Anyang,… lần lượt ra đời

Khổng giáo
Người ta không biết chính xác thời điểm đạo Khổng du nhập vào Hàn Quốc. Người ta chỉ có thể phỏng đoán Khổng giáo du nhập vào Hàn Quốc cùng với ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc.
Sự phát triển công cuộc Khổng giáo hoá trong xã hội Hàn Quốc đã đạt đến đỉnh điểm vào triều đại Yi của Vương triều Joseon (1392-1910). Một triều đại được xây dựng rõ ràng trên hệ tư tưởng Khổng giáo. Ảnh hưởng tới mọi khía cạnh đời sống từ gia đình đến nhà nước.
Khi Khổng giáo du nhập vào Hàn Quốc. Bên cạnh việc đem lại mặt tích cực đem lại như: lòng hiếu thảo, kính trọng bề trên, quan điểm đạo đức và lòng hăng hái học tập đều xuất phát từ đạo Khổng. Thì cũng có một số mặt hạn chế như: chủ nghĩa tuân thủ xã hội, chủ nghĩa độc tài, sự phân biệt đối xử về giới và tuổi tác.
>>Xem thêm: Busan – Thành phố biển đẹp nhất Hàn Quốc