Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xã hội đang được nân cao và phát triển xu hướng “ngại” kết hôn, yêu thích cuộc sống độc thân đang ngày càng phổ biến, đặc biệt tại nước phát triển tại Hàn Quốc đây. Từ ã hội cũ Hàn Quốc, một gia đình sẽ bao gồm các thành viên thuộc ba đến bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Do quá trình công nghiệp hóa đất nước khiến cho cơ cấu xã hội truyền thống thay đổi. Loại gia đình hạt nhân phổ biến gồm ông bà,vợ chồng, con cái,…dần thay thế cho mô hình gia đình truyền thống và trở thành mô hình gia đình chủ yếu tại quốc gia này.
Xã hội Hàn Quốc vốn xem trọng tính cộng đồng nên việc đi ăn cơm một mình, đi uống rượu một mình, xem phim một mình, đi du lịch một mình,… được coi là “bất thường”, nhưng phát triển theo xu hướng toàn câu hóa thì nó đã trở thành một hiện tượng phá vỡ định kiến xã hội và trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến giới trẻ. Một trong những hiện tượng phổ biến nhất của văn hóa hỗn hợp là sự phát triển của văn hóa ẩm thực. Các món ăn phụ của cơm hộp cửa hàng tiện lợi dành cho người ăn một mình đang đa dạng hóa và cao cấp hơn, mì gói và thịt một người cũng đang ngày càng tăng lên. Hộ gia đình một thành viên đang trở thành một bộ phận mới trong xã hội Hàn Quốc cùng với gia đình truyền thống ba đời thế hệ.
Kim Bong-seok, giáo sư khoa xã hội học tại Đại học Sungkyunkwan cho biết: “Từ “một mình” không còn là từ có nghĩa là cô đơn, cô độc, xa lánh nữa mà là thể hiện sự tự do và cá tính của cá nhân. Không cần phải nhìn nhận văn hóa hôn nhân một cách tiêu cực về mặt thể hiện những người hiện đại tự do và cá tính hơn là cô lập.”
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc, các hộ gia đình bao gồm một thành viên duy nhất được dự báo chiếm 37,3 phần trăm tổng số đơn vị gia đình vào năm 2047, nhiều hơn nhiều so với gia đình của các cặp vợ chồng đã kết hôn có con. Tỷ lệ những người sống một mình ở mức 27,2% vào năm 2015 và tăng lên 29,3% vào năm 2018.
Thống kê Hàn Quốc cho biết các hộ gia đình gồm một thành viên duy nhất đạt tổng cộng 5,85 triệu vào năm 2018, so với 5,62 triệu vào năm trước đó. Dự báo cho thấy tất cả 17 thành phố và khu vực tỉnh của Hàn Quốc sẽ trải qua những thay đổi về nhân khẩu học trong ba thập kỷ tới.
Tại thủ đô Seoul với dân số gần 10 triệu người, các hộ gia đình một thành viên sẽ chiếm 37,2% vào năm 2047, tăng từ 30,9% vào năm 2017. Ngoài ra, các gia đình một thành viên sẽ chiếm 37,8% tổng số tại Busan, thành phố lớn thứ hai của đất nước vào năm 2047, với con số tương ứng cho Daegu đạt 36,8%. Các hộ gia đình một người có khả năng chiếm 41,9% tổng số đơn vị gia đình ở tỉnh Gangwon vào năm 2047, với hầu hết những người này từ 65 tuổi trở lên. Cục Thống kê Hàn Quốc cho biết dân số quốc gia dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2028, ở mức 51,94 triệu người và sau đó tiếp tục giảm. Mức xám của Hàn Quốc sẽ tăng lên, với số người cao tuổi tăng lên 19 triệu vào năm 2050, tương đương 39,8% dân số.
Theo dữ liệu, dân số quốc gia dự kiến sẽ giảm xuống còn 39,29 triệu vào năm 2067. Số người cao tuổi dự kiến sẽ chiếm 46,5% vào năm 2065, so với khoảng 15% trong năm nay.
Xem thêm: https://dayhoctienghan.edu.vn/nen-kinh-te-han-quoc-trong-cong-nghiep-giai-phau-tham-my/