Nghề thêu có thể được coi là có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi con người bắt đầu biết dùng các công cụ thô sơ để may và dệt quần áo bằng lông thú và lá cây. Loài người nguyên thủy đã lấy xương của động vật hoặc xương cá làm kim may quần áo, khi nền văn minh dần dần phát triển hơn vải vóc đã ra đời. Nghề thêu từ đó cũng được đã bắt đầu.
Nói cách khác, khi cuộc sống con người dần trở nên văn minh, trang trí hoặc thêu thùa đã được đưa vào quần áo hoặc các sản phẩm dệt may nhằm mục đích thể hiện giai cấp. Do đó, thêu đã phát triển thành một nghệ thuật tạo hình bề mặt vải và hình thành nên phong cách riêng tùy theo môi trường sống, phong tục tập quán và tín ngưỡng của mỗi quốc gia.
Nghề thêu ở Hàn Quốc cũng có bề dày lịch sử khá lâu đời và thể hiện nét thẩm mỹ đặc trưng theo những biến đổi của thời đại. Hôm nay hãy cùng NEWSKY tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật truyền thống này nhé!
Jasu hay tiếng Việt là thêu, là một loại hình nghệ thuật truyền thống nổi tiếng ở Hàn Quốc. Cũng giống như Việt Nam, nghệ thuật thêu Hàn Quốc được thực hiện trên vật liệu là vải và các đồ trang trí như bình phong gấp.
Ngoài ra, hoa văn thêu tay còn được dùng để trang trí vật phẩm trong nhà như gối, khăn, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải. Người Hàn Quốc thường thêu các loại chữ, hoa, chim chóc, cây cỏ. Nhờ thế mà các đồ vật, dưới bàn tay nghệ nhân đều trở nên rất sinh động và lạ mắt.
Thời kỳ tiền sử
Trong quá trình khai quật các di tích thời kỳ đồ đồng, người ta đã tìm được những bánh xe trục chính làm bằng đất hoặc đá, kim xương lớn và nhỏ, kim đá và vỏ kim. Việc khai quật được các công cụ kéo sợi và may như vậy cho thấy rằng dệt và may đã được tiến hành vào thời điểm đó.
Sau thời kỳ đồ đồng là thời kỳ đồ sắt, nông cụ làm bằng sắt xuất hiện, nông nghiệp phát triển vượt bậc. Kết quả là kỹ thuật canh tác được phát triển và sản xuất hàng dệt cũng tăng lên. Theo 『Tam quốc chí』 và 『Hậu Hán Thư』 ở Hàn Quốc vào khoảng thời gian này, người ta trồng cây gai và cây dâu tằm kết hợp cùng nuôi tằm để sản xuất vải bông, và các sản phẩm dệt may kết hợp cũng ra đời.
Tuy nhiên do tính chất dễ bi hư hỏng của chất liệu, không có hiện vật nào vào thời kỳ này được lưu truyền cho đến ngày nay. Việc nhận biết tình trạng thực tế của nghề thêu thời đó cũng còn là một dấu chấm hỏi, nhưng người ta cho rằng người xưa đã thêu trên quần áo, cờ và xe ngựa như một dấu hiệu khẳng định địa vị của giai cấp thống trị lúc bấy giờ.
Thời kỳ Tam quốc
Lúc bấy giờ các công cụ sản xuất và kỹ thuật sản xuất đã được phát triển toàn diện, do đó năng suất cũng được nâng cao và cải thiện đáng kể. Máy dệt theo đó cũng được cải tiến dẫn đến số lượng các loại vải ngày càng đa dạng, chất lượng vải cũng ngày một đảm bảo. Việc thêu trên quần áo hoặc các sản phẩm dệt may khác đã trở nên phổ biến trong thời kỳ này.
Tuy nhiên, tư liệu về thêu rất khan hiếm nên nó vẫn đang là một chủ đề để nghiên cứu. Trong số các di vật được khai quật từ Cheonmachong Gyeongju vào năm 1973, người ta đã tìm thấy dấu vết của hình thêu bằng chỉ vàng trên viền áo.
Thời kỳ Silla thống nhất
Trong thời kỳ này, văn hóa của Tam quốc đã được hợp nhất và có thể xem như là thời kỳ vàng son của phát triển văn hóa. Nghề thêu dường như cũng đã được phát triển rất nhiều. Theo 『Tam quốc sử ký』, có thể thấy rằng không chỉ quần áo mà cả kiệu, yên ngựa và các vật dụng hàng ngày đều được thêu họa tiết và thêu Phật giáo cũng khá được ưa chuộng.
Thời kỳ Goryeo
Ở triều đại này, ngành thêu ở Hàn Quốc đã trở nên cực kỳ xa xỉ và chủ yếu có 4 loại thêu khác nhau bao gồm: thêu boksik (thêu trên quần áo), thêu giyong (thêu trên những vật dụng dùng trong cung đình), thêu gamsang (các tác phẩm thêu nghệ thuật) và thêu Phật giáo. Không giống như nghệ thuật thêu để phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, thêu Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho tôn giáo.
Trong khi đó thêu Boksik được sử dụng để thêu trên quần áo, các quy định về quần áo trong thời kỳ này bị chính quyền quản lý nghiêm ngặt vì sự xa hoa của giới quý tộc.
Cụ thể là vào năm 1034 (năm thứ 3 của vua Deokjong), một sắc lệnh được ban hành nêu rõ: “Tất cả đàn ông không được phép để vợ của mình cài trâm vàng lên đầu, xé lụa thêu và ngăn chặn điều này tái diễn trong tương lai”. 10 năm sau, vào năm 1043 (năm thứ 9 của vua Jeongjong), cấm đàn ông và phụ nữ bên ngoài kinh thành thêu hoa văn long điểu trên lụa hoặc thêu bằng chỉ vàng.
Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng việc thêu trang phục đã trở nên rất phổ biến trong cả giới quý tộc lẫn thường dân thời kỳ này, ngay cả quân phục của các thị vệ hộ tống nhà vua cũng thường được thêu hoa ngũ sắc hoặc chim muông.
Thời kỳ Joseon
Trong thời kỳ Joseon, do chủ nghĩa phát triển công nghiệp nặng nên thủ công mỹ nghệ đã không phát triển trong những ngày đầu. Giai cấp nông dân lúc bây giờ lấy sản xuất lương thực làm nghề chính, thủ công nghiệp làm nghề phụ, người ta tập trung vào sản xuất các sản phẩm chữa bệnh. Do đó, các nghề thủ công như thêu dệt và nhuộm chủ yếu do phụ nữ đảm nhận.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm đẹp, tinh xảo được bày bán và sản xuất hàng loạt, nên nghề thêu đã có lúc mai một và gần như biến mất khỏi đất nước Hàn Quốc. Tuy nhiên cùng với nỗ lực của các nghệ nhân, ngành văn hóa thể thao và du lịch Hàn Quốc cũng đã và đang có nhiều biện pháp trợ giúp để các nghề thủ công sống lại. Có rất nhiều cuộc triển lãm trưng bày nghệ thuật Jasu được tổ chức ở Hàn Quốc và nhiều các quốc gia khác.