Hàn Quốc ngày càng trở thành điểm dừng chân của nhiều khách du lịch hơn một phần nhờ vào làn sóng Hallyu. Những fan hâm mộ Kpop và các bộ phim Hàn Quốc lãng mạn đều muốn được một lần đặt chân đến Hàn Quốc để tận mắt nhìn thấy các địa điểm đã xuất hiện trong phim. Và đối với những bộ phim cổ trang đôi khi cũng có xuất hiện một vài điệu múa ấn tượng và thú vị. Đó chính là loại hình âm nhạc truyền thống Gugak của Hàn Quốc. Hôm nay hãy cùng NEWSKY tìm hiểu về loại hình âm nhạc truyền thống này nhé!
1. Khái quát về Gugak
Gugak (국악) nghĩa đen là “quốc nhạc”, dùng để chỉ âm nhạc truyền thống và các loại hình nghệ thuật có liên quan khác bao gồm bài hát, điệu nhảy và nghi lễ của một quốc gia. Ở Trung Quốc nó được gọi là guóyuè (國樂/国乐) và ở Nhật Bản được gọi là kokugaku (国楽). Tất nhiên ở Hàn Quốc, âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc được gọi là gugak (국악). Hay chính xác hơn, nó dùng để chỉ âm nhạc tồn tại trước thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng năm 1910 theo luật Bảo vệ Di sản Văn hóa.
Lịch sử âm nhạc ở Hàn Quốc cũng dài như chính lịch sử của quốc gia này. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 15 thời Vua Sejong (Thế Tông) thuộc Triều đại Joseon (1392-1910), âm nhạc Hàn Quốc mới chính thức trở thành chủ đề nghiên cứu nghiêm túc và được phát triển thành hệ thống. Vào thời Goryeo, sau khi nhạc cụ được nhập khẩu từ nhà Tống âm nhạc thời kỳ đó cũng được phân thành 3 loại chính: aak (아악), dangak (당악) và hyangak (향악). Trong đó, aak thường được sử dụng trong các buổi tế lễ tổ tiên, dangak chủ yếu được dùng trong các buổi lễ hội và yến tiệc và hyangak được sử dụng trong dân gian để người dân học tiếng Hàn.
2. Phân loại
Phân loại truyền thống
1. Hyangak (향악)
Trừ các ca khúc thuộc aak và dangak, hyangak là từ dùng để chỉ tất cả các bài hát, bất kể đó là âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc hay âm nhạc của phương Tây. Lấy ví dụ là các bài hát của Yeominrak và Jongmyo Jeryeak do Vua Sejong sáng tác, cũng như các loại nhạc kiểu Yeongsan Hoesang, Dodeuri và Chwita đều được xếp vào hyangak.
2. Aak (아악)
Về nguyên tắc, nó có nghĩa là âm nhạc đến từ nhà Tống. Ban đầu, “aak” có nghĩa là “âm nhạc chính thống”, nó bắt đầu từ âm nhạc dùng trong tế lễ cung đình thời nhà Chu ở Trung Quốc và được thành lập dưới tên “Daesung Aak” trong thời nhà Tống.
Vào triều đại của vua Yejong (Goryeo), hoàng đế của nhà Tống là Tống Huy Tông đã chơi Daesung Aak và nhiều loại nhạc cụ được phục vụ cho loại hình này. Đó cũng là sự khởi đầu cho việc lưu truyền võ thuật và ilmu (khiêu vũ). Kể từ đó, aak đã được sử dụng rộng rãi như một loại nhạc cụ truyền thống nhã nhạc cung đình và các lễ tế mang tính quốc gia như lễ tế thần nông, lễ tế thần, lễ cầu nguyện.
3. Dangak (당악)
Mặc dù có chữ “당/唐” (Đường) nhưng dangak của Hàn Quốc hầu như không có âm nhạc nào đến từ nhà Đường và hầu hết đều đến từ Bắc Tống. Chỉ có hai bài hát còn tồn tại là Boheja và Nakyangchun.
Phân loại hiện đại
Trong thời hiện đại, gugak thường được chia thành âm nhạc cổ điển và âm nhạc dân gian.
- Jeongak: âm nhạc chính thống, dành cho giới quý tộc và thường được biểu diễn tại những buổi lễ và yến tiệc trong cung vua. Bao gồm tất cả các phân loại truyền thống aak, dangak và hyangak.
- Minsokak: âm nhạc được phổ biến rộng rãi và yêu thích trong tầng lớp nhân dân như pansori, japga và sanjo.
3. Nhạc cụ
Trong loại hình âm nhạc truyền thống gugak của Hàn Quốc, nhạc cụ thường được sử dụng là đàn tam thập lục Gayageum, sáo tre Daegeum, trống hình đồng hồ cát Janggu,… Người biểu diễn sẽ kết hợp chúng để tạo ra một bản nhạc hoàn hảo và phù hợp với điệu múa trên sân khấu. Đôi khi có những nghệ sĩ chỉ độc tấu 1 loại nhạc cụ. Đó là tuỳ thuộc vào khả năng và sở thích của họ. Các nhịp điệu cơ bản trong âm nhạc dân gian gọi là “Jangdan” và có nhiều mức độ khác nhau. Bao gồm: Jinyang (chậm), Jungmori (trung bình), Jungjungmori (hơi nhanh), Jajinmori (nhanh) và Hwimori (rất nhanh). Hai phong cách thường thấy trong các buổi trình diễn loại hình âm nhạc truyền thống gugak của Hàn Quốc là Gyemyeonjo (buồn) và Ujo (hùng dũng).
Về âm nhạc dân gian, Arirang là một bài hát dân gian điển hình và nổi tiếng nhất với người ngoại quốc, bài hát thể hiện rõ nhất cảm xúc dân tộc của Hàn Quốc và đã được liệt kê vào Danh sách văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2012. Trong khi đó, pansori là thể loại nổi tiếng nhất. Trước đây, pansori chỉ là loại hình giải trí dành cho tầng lớp bình dân nhưng sau khi được tầng lớp quý tộc chú ý thì nó mới trở nên phổ biến rộng rãi khắp đất nước. Vào năm 2003, pansori đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Trong buổi biểu diễn pansori chỉ có một ca sĩ solo (sorikkun) và một tay trống (Gosu). Hiện nay thì có 5 câu chuyện trong loại hình pansori thường xuyên được trình diễn và truyền tải các thông điệp khác nhau đến với người nghe. Đó là: Chunhyangga, Simcheongga, Heungbuga, Sugungga và Jeokbyeokka.