Nghi thức chào hỏi là việc gửi lời hỏi thăm nhằm thể hiện sự tôn kính, thân mến. Ở Hàn Quốc, phương thức chào hỏi cũng trở thành một nét văn hoá đặc trưng ở xứ sở này. Thông qua bài viết này, dayhoctienghan.edu.vn muốn bạn đọc có thể hiểu chi tiết hơn về Nét đẹp trong văn hoá chào hỏi của người Hàn Quốc.
Mục đích của chào hỏi
Chào hỏi được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau như lời nói, hành động, nét mặt và quà. Chức năng chung của lời chào là nhằm giảm bớt khoảng cách giữa con người với nhau. Và tạo tình cảm thân thiện giữa mọi người và củng cố tình đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm. Ngoài ra, nó còn dùng như một tiêu chí chỉ ra thứ bậc xã hội lúc bấy giờ. Do đó, cách chào hỏi khác nhau tùy theo dân tộc, thời đại, giai cấp, địa vị, tôn giáo, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, v.v. Đặc biệt, ở Hàn Quốc từ xa xưa đã coi trọng phép xã giao, chào hỏi theo đó cũng có những cách chào khác nhau như gặp mặt, chia tay, hỏi thăm, vấn an, chia buồn…
Những hình thức chào hỏi phổ biến của người Hàn
Nhưng những năm gần đây, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nhiều phương thức chào hỏi đã bị lược bỏ và thay đổi. Mặt khác, những lời chào kiểu phương Tây như bắt tay, ôm cũng đã được thực hành. Nói chung, những lời chào hỏi được thực hiện giữa người Hàn Quốc có thể được chia rộng thành lời chào bằng lời nói, cử chỉ, thư từ và quà tặng.
1. Chào hỏi qua lời nói
Lời chào bằng miệng thường được gọi là ‘입인사‘. Thay vì câu nói thông dụng ‘안녕하세요’ người Hàn có nhiều cách hỏi thăm tùy theo hoàn cảnh hoặc quan hệ xã hội.
Trường hợp 1
Lời chào hàng ngày giữa những người cùng khu phố hoặc cùng nhóm: Tùy thuộc vào thời gian gặp nhau mà lời chào khác nhau. Trước bữa sáng người ta chào nhau bằng những câu ‘밤새 안녕하신가?’, ‘밤새 잘 지냈나?’, ‘밤새 잘 잤는가?’, ‘잘 잤나?’, sau bữa sáng ‘밥 먹었는가?’, Và khi chia tay vào buổi tối ‘잘 자게’, ‘편히 쉬게’ v.v. Ngoài ra, khi chào tạm biệt, chúng ta thường nói ‘잘 가게.’, ‘살펴 가게.’, ‘조심히 가’, ‘또 보자’, ‘또 만나’.
Những lời chào này là những lời chào giữa những người thân thiết với nhau. Khi chào hỏi với người lớn tuổi hoặc cấp trên thì phải được thay thế bằng những từ ngữ tôn trọng.Như chúng ta thấy thì những lời chào hỏi thường ngày này thường là những hỏi thăm bản thân hoặc việc ăn uống.
Trường hợp 2
Lời chào hỏi khi mình sống ở nơi khác lâu rồi mới đến thăm nhà : trường hợp là mối quan hệ bạn bè thân thiết ‘여전하네 그려.’, ‘댁내 다 무고한가?’, ‘오랜만에 만나서 반갑네.’, ‘어떻게 지냈는가?’, ‘신색이 많이 달라졌네’, ‘이게 얼마 만인가?’. Trường hợp thăm hỏi những người lớn hơn, thì cũng sử dụng nội dung lời nói đó nhưng sử dụng kính ngữ. Trường hợp này người ta thường hỏi thăm bố mẹ của đối phương trước.
Trường hợp 3
Lời chào khi lần đầu gặp mặt : ‘처음 뵙겠습니다’, ‘우리 알고 지냅시다’, ‘성함은 익히 듣고(알고) 있습니다’. Thỉnh thoảng người ta vừa trao danh thiếp cho nhau, vừa nói ‘이 사람은 이런 사람입니다’, ‘아무개올습니다’, ‘아무개라고 불러주시오’, ‘아무개씨로부터 소개받은 사람입니다’, ‘이렇게 뵙게 되어서 영광입니다’
2. Chào hỏi qua hành động
Chào hỏi bằng hành động là nghi thức tiêu biểu nhất. Khi một người trẻ tuổi hoặc cấp dưới chào hỏi người lớn tuổi, người lớn tuổi nhất hoặc cấp trên một cách cung kính, họ cúi xuống chào
Iprye (입례): Đứng ở ngoài hoặc trên đường, đặt hai tay lên phía trước bụng, hơi gập người để chào
Eup (읍) hay Banjeol (반절): Từ thời Tam Quốc, cách chào thông dụng nhất ở nước ta là eup. Đây là một phương pháp chào hỏi mới mức độ cung kính cao. Gập người xuống, đưa hai tay lên cao rồi điều chỉnh lên xuống, sang trái, sang phải. Nó được nâng lên theo ba giai đoạn: chiều cao ngực, chiều cao miệng, và chiều cao trán. Mức độ cung kính cũng khác nhau tuỳ theo bàn tay mình dừng ở điểm nào. Tuy nhiên, ngày nay, hình thức phân cấp như vậy bị lượt bỏ, và người ta thường gọi eup là nắm hai tay và cúi nhẹ đầu xuống vùng ngực.
Keunjeol (큰절): Đây là cách chào hỏi thể hiện sự thành kính nhất. Theo phong tục, nghi thức này được thực hiện trong nhà. Trong trường hợp đặc biệt thực hiện bên ngoài, người ta sẽ trải một tấm vải và làm trên đó. Nghi thức Keunjoel này cũng được thực hiện khác nhau giữa nam và nữ.
3. Chào hỏi qua thư
Khi bày tỏ thành ý bằng cách trao đổi thư từ, người ta viết lời chào hỏi thăm gia đình hay tình hình sức khỏe tuỳ theo mùa trước khi nói đến công việc làm ăn. Trước đây, việc chào hỏi qua thư khá cầu kỳ vì phải có những quy cách và tiêu chuẩn nhất định cho lời chào và chức danh thông qua thư từ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều cách thức đã được lược bỏ và có xu hướng thể hiện chúng một cách tự nhiên hơn.
4. Chào hỏi qua quà tặng
Ở Hàn Quốc, việc trao đổi quà tặng cũng được cho là nghi thức chào hỏi. Mặc dù quà tặng thường là hàng hóa, chúng cũng có thể là tiền mặt, và gần đây ngân phiếu và phiếu quà tặng đã trở thành quà tặng. Vật phẩm càng quý hiếm hoặc quà càng giá trị thì niềm vui của người nhận càng lớn. Khi khi chào hỏi qua hình thức tặng quà, chủ chốt là trao đổi vật phẩm, và có một số biến thể của điều này.
Người ta thường tặng quà chào hỏi vào các dịp như chuyển nhà, chúc mừng, thôi nôi, hay thăm bệnh,… Với mỗi trường hợp cũng có những món quà đặc tr ưng khác nhau.
Tuy qua mỗi thời đại, hình thức chào hỏi cũng có sự thay đổi. Nhưng nhìn chung, văn hoá chào hỏi của Hàn Quốc từ xưa đến nay vẫn mang những nét chung vốn có.
>>Xem thêm: TOP 10 đặc trưng văn hóa độc nhất chỉ có ở Hàn Quốc