Cách đây khoảng 100 năm, trang phục Hanbok mặc thường ngày của Hàn Quốc. Ngày nay, họ chỉ mặc loại trang phục truyền thống này vào các dịp lễ hay những ngày đặc biệt. Trẻ em mặc Hanbok vào sinh nhật tròn 1 tuổi và người lớn mặc Hanbok trong lễ cưới hay sinh nhật tròn 60 tuổi mình. Ngoài ra, Hanbok cũng được mặc trong tang lễ hay các nghi thức tôn giáo.
Trang phục Hanbok qua các thời kỳ
Nhiều bằng chứng cho thấy Hanbok xuất hiện từ những năm trước Công nguyên, trong khu mộ của người Hung Nô ở miền Bắc Mông Cổ. Được cho là bắt nguồn từ nền văn hóa Scytho – Siberian thuộc miền Bắc châu Á, Hanbok đã di chuyển qua nhiều vùng đất và do vậy có sự kết hợp của nhiều nét văn hóa đặc sắc khác nhau.
Thiết kế Hanbok thay đổi rõ rệt theo từng giai đoạn:
Thời kì Tam Quốc: Năm 57 trước Công nguyên, tại thời kì này các quý tộc Hàn Quốc thường mặc áo khoác dài ngang hông và váy cũng là váy dài phủ kín chân, màu sắc chủ yếu là màu xám và kiểu dáng đơn giản.
Cao Ly (từ năm 918-1392): Hanbok có sự thay đổi, Váy được thiết kế ngắn hơn, áo Geogori chỉ mặc tới eo và trên ngực có thắc một chiếc nơ còn ống tay áo được cắt lượn một đường cong rất nhẹ nhàng và thanh thoát.
Đến thời Triều Tiên (Thế kỉ 14- Thế kỉ 19): Thiết kế áo Jeogori của Hanbok ngày càng có nhiều sự cách tân. Chiếc áo này thiết kế ngắn tới mức không che được hết ngực. Do đó Hanbok được bổ sung thêm một chi tiết mới là áo Heoritti (áo lót mỏng) mặc bên trong áo Jeogori.
Người Hàn Quốc có truyền thống sống chan hòa với thiên nhiên. Họ dùng những gì tự nhiên nhất để làm thành vải và nhuộm màu cho nó. Họ yêu thích những đường cong mượt mà nên Hanbok cũng được thiết kế để tôn lên nét duyên dáng cho người mặc. Mặc dù ngày nay Hanbok chỉ được mặc vào những ngày lễ truyền thống, nhưng sự tôn trọng mà người dân Hàn Quốc dành cho trang phục Hanbok là rất lớn. Sự phổ biến của các bộ phim truyền hình cổ trang Hàn đã làm cho nhiều người nước ngoài quan tâm hơn đến loại trang phục độc đáo này.
Màu sắc của Hanbok
Các màu sắc của trang phục Hanbok được lấy theo màu sắc chủ đạo của năm nguyên tố chính trong tự nhiên là đất, trời, lửa, nước, cây và màu vải cũng là những màu lấy từ cây cỏ tự nhiên để nhuộm lên. Chính vì thế, nhìn vào bộ hanbok, chúng ta có thể cảm nhận được sự hài hòa và tao nhã, thanh khiết, rất trang trọng mà vẫn đem lại cảm giác dễ chịu, gần gũi như hơi thở của thiên nhiên, đất trời.
Cách may các bộ Hanbok truyền thống rất đơn giản, nam giới gồm một áo ngắn là Jo Kki và một chiếc quần được may rộng rãi và có viền ở gối, trang phục Hanbok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một áo Magoja. Cả hai bộ y phục này đều có thể được mặc với một chiếc áo choàng dài co đường nét tương tự trùm ra bên ngoài là Turumaki.
Ý nghĩa của trang phục Hanbok
Vào dịp ngày tết, ngày hội cổ truyền, người Hàn mặc trang phục Hanbok truyền thống để thể hiện tấm lòng của con cháu luôn nhớ tới tổ tiên cội nguồn. Hanbok toát lên vẻ đẹp kín đáo, e thẹn của phái đẹp xứ Hàn và nét đứng đắn, thanh nhã của phái nam.
Vì là trang phục truyền thống nên Hanbok Hàn Quốc phản ánh những nét đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc. Hanbok có hai lớp là để thích nghi với khí hậu lạnh và khô. Màu sắc và hoa văn Hanbok đặc biệt phong phú, mỗi màu sắc và hoa văn lại ẩn chứa một ý nghĩa nhất định.
Một số phụ kiện đi kèm với Hanbok
Có nhiều loại phụ kiện đi kèm với Hanbok điển hình là: dây đeo, trâm cài tóc, mũ,…
-
Norigae (dây đeo)
Đây là một trong những phụ kiện chính của phụ nữ. Norigae được sử dụng rộng rãi từ hoàng gia, quý tộc cho đến dân thường. Nó được đeo ở phía ngoài áo choàng hay đeo ngang eo, mang đến sự sáng trọng cho toàn bộ trang phục.
-
Binyeo (trâm cài tóc)
Binyeo là trâm cài tóc dài, một đầu được trang trí bởi các vật liệu khác nhau, đầu kia nhọn để ghim vào tóc. Chúng được sử dụng rộng rãi từ triều đại Joseon. Đặc biệt, Binyeo còn tượng trưng cho địa vị xã hội của người cài nó thời xưa.
- Jokduri (mũ)
Một loại vương miện nhỏ, được phụ nữ Hàn Quốc đội trên đầu và có sợi dây cột phía dưới để không bị rơi.
Bảo Dung