Ngoài tất cả các phong cảnh, ẩm thực, âm nhạc…,thì Hàn Quốc còn thu hút khách du lịch bởi các trò chơi dân gian truyền thống lâu đời vào những ngày lễ nhất là khi tết đến xuân về. Tại Hàn Quốc, chúng ta có thể hòa nhịp chung với người Hàn để chơi các trò chơi ở đây.
Yutnori – chơi gậy
Yutnori là một trong những trò chơi nhất xuất hiện trong các dịp lễ của người Hàn Quốc. Yutnori gồm 2 người hoặc 2 đội chơi. Mỗi đội thay phiên nhau ném gậy yut để quyết định bước đi trên bàn chơi. Quân của đội nào đến đích trước sẽ là đội chiến thắng. Trò chơi thường thấy phổ biến được chơi vào ngày mùng 1 Tết và dành cho mọi lứa tuổi.
Dụng cụ làm bằng vải hoặc gỗ, hình vuông hoặc hình tròn và gậy yut. Bao gồm 4 cây gỗ theo hình trăng khuyết và mặt trên có khắc chữ được gọi là yut. Không đơn giản chỉ là trò chơi những đường đi của gây yut tượng trưng cho sự vận động quay quanh mặt trời còn có ý nghĩa sâu sắc hơn là cầu mong một năm mới bình an đầy sung túc.
Neolttwigi – bập bênh
Trò này là trò chơi truyền thống của Hàn Quốc thường là cái em gái, hay phụ nữ chơi với nhau. Neolttwigi đơn giản là bập bênh và người chơi đứng trên hai đầu bập bênh và nhảy để làm cho người đối diện bay lên cao. Người chơi đứng sẽ ở hai đầu tấm ván và nhảy nhằm tạo điều kiện cho người đối diện bay cao hơn.
Có người nói rằng nó đã được lưu truyền từ triều đại Goryeo, nhưng không có bằng chứng. Theo tài liệu ghi chép rằng phụ nữ trong triều đại Goryeo tham gia vào các môn thể thao tích cực như cưỡi ngựa và Gyeokgu, vì vậy người ta cho rằng Neolttwigi cũng được phụ nữ yêu thích vào thời điểm đó, xét về bản chất của trò chơi. Một số người nói rằng phụ nữ trong triều đại Joseon hầu hết bị giới hạn trong nhà của họ, vì vậy họ nhảy lên không trung bằng neolttwigi và nhìn ra thế giới bên ngoài hàng rào.
Jegichagi – đá cầu
Giống với Việt Nam trò này cũng là đá cầu nhưng ở Hàn được gọi là Jegichani. Trong Jegi có đồng xu nhỏ được bọc bởi giấy hoặc vải. Ở Hàn Quốc Jegichani không chỉ được xem là một trò chơi dân gian mà còn được xem là một môn thể thao. Đây là trò chơi mang tính cá nhân hoặc đồng đội đều có thể chơi một mình hoặc chơi theo từng đội, nhóm. Cũng tùy vào những khu vực mà cũng có những luật chơi khác nhau.
Yonnalriki – thả diều
Thả diều ở Hàn Quốc chứa đựng ý nghĩa là xua tan điềm xui và cầu mong hạnh phúc an yên và cũng là trò chơi truyền thống lâu đời. Người Hàn luôn muốn lưu giữu và truyền lại truyền thống rất tốt vì thế họ còn muốn giải trí vào ngày tết và duy trì nét văn hóa truyền thống. Diều ở Hàn Quốc khá đa dạng, nhiều hình thù và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Các cấu trúc của chiếc diều dễ làm hơn diều của Việt Nam.
Tuho – ném mũi tên
Tuho là một trò chơi truyền thống nổi tiếng ở xứ sở kim chi trong đó các hũ được đặt trên sân hoặc trên sàn và ném giáo để xem ai bỏ được nhiều hơn vào hũ. Nó được tạo raở Trung Quốc vào thời nhà Đường và được du nhập vào Bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ Tam Quốc , nhưng thời điểm du nhập chính xác của nó vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có ghi chép rằng người dân Goguryeo đã sử dụng Tuhotrước thời Tam Quốc , và Juseo và Suseo nói rằng họ rất thích nó ở Baekje. Tuho ban đầu là trò chơi dành cho hoàng tộc và tầng lớp thượng lưu nên nó chủ yếu được biểu diễn trong các bữa yến tiệc được tổ chức tại các cung đình quý tộc , Hyanggyo và cung đình nhưng thời gian thay đổi xã hội phát triển tầng lớp nô lệ bị phá bỏ trò Tuho trở nên phổ biến với mọi người dân Hàn Quốc.
Xem thêm: https://dayhoctienghan.edu.vn/nami-island-hon-dao-dang-song-o-han-quoc/