Ta thấy rằng ‘-아/어/해서’ vs ‘-느라고’ đều mang nghĩa thể hiện lí do, mục đích, nguyên nhân. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp mà chúng lại mang nghĩa khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu điểm giống và khác của 2 cấu trúc ngữ pháp nhé.
‘-아/어/해서’ vs ‘-느라고’
I) Điểm chung
1) Cả 2 cấu trúc này đều thể hiện lí do, nguyên nhân, mục đích.
1. 아이를 돌보느라고 집에만 있었어요. (Tôi chỉ ở nhà để chăm sóc con cái.)
2. 아이를 돌봐서 밖에 나가지 못했어요. ( vì chăm sóc con cái mà tôi không thể ra ngoài.)
2) Cả 2 cấu trúc này trước đó đều không sử dụng được dưới dạng quá khứ “-았,었,했”
1. 비빔밥이 만들었느라고 많이 먹지 못했어요. (X)
2. 비빔밥이 만들었어서 많이 먹지 못했어요. (X)
II) Điểm khác nhau.
1) ‘느라고’ không kết hợp được với tính từ trong khi đó ‘-아/어/해서’ thì được.
1. 키느라고(X)
2. 비싸느라고(X)
3. 걱정해서 (ㅇ)
2) ‘-느라고’ chủ yếu kết quả vế sau mang tính phủ định, khó khăn, vất vả còn
với cấu trúc ‘-아/어/해서’ thì có thể dùng cho mọi loại câu.
너는 열심히 공부를 하느라고 괜찮습니다. (X)
너는 열심히 공부를 해서 괜찮습니다. (0) (Cậu đã học tập rất chăm chỉ rồi nên không sao đâu.)
3) Chủ ngữ phía trước và phía sau.
Đối với cấu trúc ‘-느라고’ chủ ngữ 2 vế trước và sau phải giống nhau.
Đối với cấu trúc ‘-아/어/해서’ thì chủ ngữ 2 vế có thể giống và khác nhau đều được.
Ví dụ: 희줄가 급히 가느라고 지수가 배웅을 못했어요. (X)
희줄가 급히 가서 지수가 배웅을 못했어요. (0) (Heechul đi gấp quá nên Jisoo không thể tiễn được)
4) Tính đồng thời và tính kết quả
-느라고
Hành động, hoàn cảnh của vế trước và sau đồng thời xảy ra 1 lúc.
Ví dụ:
집 수리를 하느라고 돈을 많이 썼다. (0) (Tôi đã tiêu rất nhiều tiền để sửa chữa nhà.)
집 수리를 하느라고 돈이 없다. (X)
‘-아/어/해서’
Sau khi kết thúc hành động, hoàn cảnh vế trước thì kết quả đó dẫn đến hành
động, hoàn cảnh vế sau.
Ví dụ:
④ 집 수리를 해서 돈을 많이 썼다. (X)
⑤ 집 수리를 해서 돈이 없다. (0) (Vì sửa chữa nhà cửa nên không còn tiền.)
5)
-느라고 Không viết cùng được với ‘-겠’ thể hiện ý chí hoặc dự đoán
① 성공해야겠느라고 최선을 다했습니다. (X)
② 저는 저는 식사준비를 해야겠느라고 집에 남아 있었어요. (X)
Còn đối với’-아/어/해서 thì viết cùng được với ‘-겠’ thể hiện ý chí hoặc dự
đoán.
1.성공해야겠어서 최선을 다했습니다. (0)
2. 저는 식사준비를 해야겠어서 집에 남아 있었어요. (0)