Các điệu múa của Hàn Quốc được bắt nguồn từ các nghi thức tín ngưỡng thời cổ đại và được phát triển một cách tự nhiên như là một phần của cuộc sống. Thời Joseon, nhìn chung các điệu múa Cung đình là chủ đạo. Đặc trưng các điệu múa HQ là được tạo ra dựa trên nền văn hóa truyền thống của HQ. Có thể chia thành múa cung đình, múa dân tộc, múa tôn giáo, múa nghi thức,…Cùng khám phá Hàn Quốc với NEWSKY nhé! Nếu bạn yêu thích những nét văn hóa truyền thống của Hàn Quốc thì cùng với chúng mình đi tìm hiểu các điệu múa truyền thống phương đông của Hàn Quốc nha.
승무 – Múa Tăng Vũ
Điệu múa có nguồn gốc từ Phật giáo, được diễn ra trong lễ hội dân gian và phù hợp với buổi biểu diễn mùa trăng rằm,là một điệu nhảy hài hoà của nhịp điệu trẻ trung kết hợp với điệu nhảy uyển chuyển nên có thể nói Seungmu là một điệu nhảy khiến cho con người vui vẻ tột độ và đồng thời cũng khắc phục được nỗi âu lo, buồn bã. ó tất cả 7 giai điệu, mỗi khi gia điệu thay đổi thì động tác múa của vũ công cũng thay đổi. Khi nhịp điệu chậm thì ta sẽ thấy vũ công chậm rãi di chuyển, vẫy vẫy áo cà sa và quay vòng tròn. Còn khi nhịp điệu trở nên nhanh hơn thì động tác trở nên dứt khoát mạnh mẽ hơn thể hiện sự cứng rắn xua tan sự đau khổ và xung đột.
살풀이춤 – Múa Salpuri
Có nguồn gốc bắt nguồn từ lễ cầu siêu của tôn giáo và theo tiếng Hàn có nghĩa là “Siêu thoát”. Cầu mong con người được tránh xa những điều xấu và luôn gặp may mắn. Điệu múa này là một điệu nhảy cổ điển có giá trị nghệ thuật lớn, thể hiện cảm xúc của con người biến nỗi buồn thành một thế giới của niềm vui bằng điệu múa. Vốn được các thầy cúng coi là một phương tiện để tiếp cận thần linh. Nếu miêu tả điệu nhảy của Salpuri thì đó là 정중동 동중정 (bề ngoài thì nhìn có vẻ nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng thật ra lại rất quyết đoán, sự thong thả giữa chuyển động mạnh mẽ và sự chuyển động mạnh mẽ trong tâm hồn thư thả).
검무 – Múa gươm, múa kiếm, múa dao
Điệu múa này được gọi là điệu múa cung đình và được biểu diễn với đạo cụ là dao, kiếm hoặc gươm. Từ sau năm 1910, điệu múa này được truyền lại cho người dân bản địa và được phân bố ở các vùng khác nhau. Tất cả điệu múa được chuyển thể từ điển tích của thiếu niên thời Silla, chàng thiếu niên đã nhảy một điệu múa kiếm và giết vua nên để tưởng nhớ chành thiếu niên ấy người Silla đã bắt đầu làm mặt nạ theo khuôn mặt của anh ấy và biểu diễn lại điệu múa kiếm để tưởng nhớ đến anh. Điệu múa được biểu diễn bởi bốn vũ công. Bốn vũ công này khi biểu diễn sẽ thay đổi đội hình và múa quay lưng lại với nhau hay là mặt đối mặt. Điểm đặc biệt của điệu múa là động tác Yeonpungdae, một động tác nhảy trong đó eo uốn cong vè phía trước, phía sau và xoay tròn.
Điệu múa được múa theo phần đệm đàn của samhyeonyukkan và được sử dụng những nhịp điệu như dodeuri, taryeong và jajintaryeong….
처용무 – Múa mặt nạ Cheoyongmu
Là điệu múa truyền thống có lịch sử phát triển lâu đời nhất và là điệu cung đình lâu đời nhất còn sót lại trong thời kì Silla thống Là điệu múa dựa vào huyền thoại của Cheoyeong, con trai của Long Vương Biển Đông, đã cứu vợ mình khỏi vị thần đậu mùa bằng cách hát và nhảy múa.
Hằng năm khi đến đêm giao thừa, các nghi lễ trong cung điện sẽ múa Cheoyongmu này để xua đuổi tà ma, xui xẻo và cầu phúc cho một năm mới. Điệu múa được thực hiện bởi năm vũ công đại diện năm hướng (đông – tây – nam – bắc và trung gian vũ trụ). Động tác múa của các vũ công thường oai phong, mạnh mẽ giống như động tác của võ công để ác quỷ nhìn thấy là thất kinh bỏ chạy.
Màu sắc của trang phục gồm những màu như xanh, trắng, đỏ, đen, vàng đại diện cho năm phương hướng. Chiếc mặt nạ có làn da màu cháo đậu đỏ, đôi mắt sáng, hàm răng trắng và có khuyên tai thiếc gắn hạt chì. Chiếc mũ màu đội trên đầu được trang trí bằng hai bông hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự giàu sang và bảy quả đào để xua đuổi tà ma.

불교춤 – Múa Phật giáo
Vũ điệu Phật giáo Hàn Quốc được được diễn ra trong tất cả các nghi lễ Phật giáo được biểu diễn bởi các nhà sư đã học chuyên nghiệp , và đây cũng được xem là một cách có thể giúp mọi người tìm đến sự thức tỉnh tâm linh. Lịch sử và nguồn gốc của điệu múa Phật giáo có thể được tìm thấy trong các câu chuyện và truyền thuyết được truyền miệng cũng như trong kinh điển có chứa văn hóa Phật giáo.

일무 – Nhật Vũ
Lịch sử của Nhật Vũ được biết đến là bắt nguồn từ thời nhà Chu của Trung Quốc khoảng 3.000 năm trước. Điệu múa do một số pháp sư biểu diễn liên tiếp trong các nghi lễ cúng tổ tiên ở lăng mộ, tế lễ văn miếu và Jongmyo. Là điệu nhảy mà mọi người xếp thành nhiều hàng và nhảy múa. Số hàng và số người có chiều rộng và chiều dài bằng nhau, tùy theo số dòng và số lượng người mà có 팔일무(Bát Nhật Vũ), 육일무 (Lục Nhật Vũ), 사일무 (Tứ Nhât Vũ), 이일무 (Nhi Nhật Vũ).
정재무 – Múa cung đình
Điệu nhảy được đưa đến bữa tiệc chúc mừng của cung đình. Vào thời đại Goryeo, người ta không sử dụng từ “Jungjae”, mà phân loại điệu nhảy của người Trung Quốc và Hàn Quốc thành Dangak và Hyangak. Tuy nhiên, từ đầu triều đại Joseon, người ta bắt đầu sử dụng thuật ngữ Jeongjae. Các vũ công sẽ được diện một chiếc áo khoác có màu đại diện cho một hướng: đen là bắc, đỏ là nam, xanh là đông, trắng tây.